Cách vận chuyển hàng từ Hà Nội vào Sài Gòn

Ngày nay việc vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội vào Sài Gòn trở nên đơn giản hơn bao giờ hết nhờ sự ra đời của hàng loạt các đơn vị vận chuyển với giá cả cạnh tranh và chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện. Vậy có các hình thức vận chuyển nào, nên chọn nhà cung cấp dịch vụ nào để được lợi nhiều nhất. Theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi vào Sài Gòn

Mục lục

Các hình thức vận chuyển hàng từ Hà Nội vào Sài Gòn

Vận chuyển bằng đường bộ 

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là hình thức vận chuyển lâu đời nhất và cũng là thông dụng nhất hiện nay. Bởi sự linh hoạt, giá cả hợp lý, thủ tục đơn giản và có nhiều nhà cung cấp.

Người gửi hàng hóa/bưu phẩm có thể liên hệ trực tiếp các nhà xe chuyên chạy tuyến Hà Nội – Sài Gòn để gửi hàng hoặc tìm đến các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp khác để phát yêu cầu gửi hàng. 

Tuy nhiên vận chuyển hàng từ Hà Nội vào Sài Gòn bằng đường bộ có nhược điểm là thời gian vận chuyển lâu, không thích hợp với hàng hóa có giá trị cao hoặc kích thước nhỏ, số lượng ít do dễ xảy ra mất mát.

Để việc gửi hàng từ Hà Nội đi Sài Gòn an toàn, tiết kiệm hãy liên hệ với công ty Hoàng Phát để được tư vấn miễn phí.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi vào Sài Gòn bằng đường bộ

Vận chuyển bằng đường hàng không

Cùng với sự phát triển của ngành hàng không thì việc vận chuyển hàng từ Hà Nội vào Sài Gòn ngày càng trở nên thuận tiện và giá cả phải chăng hơn. 

Đối với hình thức vận chuyển này, người gửi hàng có thể chọn cách:

  • Liên hệ trực tiếp các hãng hàng không để gửi: tuy nhiên người gửi phải làm nhiều thủ tục phức tạp, tuân thủ các quy định khắt khe trong việc đóng gói cũng như kiểm tra của ngành hàng không. Đối với người chưa quen gửi nên lựa chọn gửi cho đại lý.
  • Tìm đến các đơn vị vận chuyển uy tín (đại lý) để gửi hàng. 

Vận chuyển bằng đường hàng không có ưu điểm là nhanh chóng, an toàn. Tuy nhiên phí vận chuyển cao nên thường là hàng hóa có giá trị hoặc các bưu kiện quan trọng cần chuyển phát siêu tốc.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi vào Sài Gòn bằng đường hàng không

Vận chuyển bằng đường sắt

Người gửi có nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt thì có thể đến ga tàu để làm thủ tục hoặc tìm đến các đại lý. Nên tìm đến các đại lý có nhiều năm kinh nghiệm, hợp đồng, bảo hiểm rõ ràng để tránh xung đột nếu có xảy ra tổn thất.

Vận chuyển bằng đường sắt có ưu điểm là chi phí rẻ, tương đối an toàn. Tuy nhiên thời gian khá lâu, phù hợp với hàng hóa có khối lượng lớn như xe máy, ô tô,…

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi vào Sài Gòn bằng đường sắt

Các loại dịch vụ vận chuyển hàng từ Hà Nội đi Sài Gòn

  • Chuyển phát thường: là hình thức chuyển phát phổ biến nhất do chi phí rẻ. Đối với hàng hóa có thể để lâu, thời gian vận chuyển không quá quan trọng thì hình thức này sẽ phù hợp do tiết kiệm được chi phí nhất.
  • Chuyển phát nhanh: là hình thức chuyển phát thông dụng thứ 2, thời gian thường trong khoảng 24h. Ưu điểm của hình thức này là đảm bảo được về mặt thời gian, các hãng vận chuyển sẽ giao hàng trong đúng thời gian đã thỏa thuận.
  • Chuyển phát siêu tốc: là hình thức vận chuyển mới nhất ra đời nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Qúa trình vận chuyển thường chỉ diễn ra trong vài giờ, chính vì vậy chi phí sẽ cao hơn 2 hình thức còn lại.

Dịch vụ chuyển hàng từ Hà Nội vào Sài Gòn của Hoàng Phát

gày nay cùng với sự rộn ràng của các sàn thương mại điện tử, bán hàng online,… nhu cầu chuyển phát ngày càng tăng lên dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các đơn vị vận chuyển. 

Bạn nên lưu ý cân nhắc kỹ khi chọn hãng chuyển phát bởi bên cạnh giá cả có thể dễ dàng so sánh thì chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, cam kết an toàn cho hàng hóa hay chính sách bồi hoàn là vấn đề đáng lưu tâm hơn cả.

Thấu hiểu những khó khăn của khách hàng, Hoàng Phát cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng từ Hà Nội đi Sài Gòn nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi vào Sài Gòn

Hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của Hoàng Phát để có giải pháp vận chuyển an toàn, giá rẻ.

Khu vực miền Bắc:

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên:

Khu vực miền Nam: