Phân loại những phương thức vận tải phổ biến ở Việt Nam

Hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội với mức tăng trưởng nhanh. Phát triển vận tải theo hướng hiện đại, chất lượng cao với chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Về tổng thể, hình thành một hệ thống vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải : Vận tải bằng xe ô tô; vận tải đường sắt; vận tải biển; vận tải thủy nội địa; vận tải hàng không và vận tải đường ống, vận tải cáp treo, vận tải băng truyền, v.v…

Mục lục

Vận tải bằng xe ô tô

Vận tải đường bộ, trong đó chủ yếu là vận tải bằng xe ô tô, là hình thức vận tải phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân ở tất cả các quốc gia. Vận tải bằng xe ô tô có một số ưu điểm cơ bản là: Tính cơ động cao, tốc độ vận chuyển nhanh, giá thành vận tải đối với khoảng cách ngắn hạ hơn so với vận tải đường sắt và vận tải đường thủy nội địa.

Vận tải đường bộ
Vận tải đường bộ

Vận tải bằng xe ô tô chủ yếu đảm nhận việc gom hàng, tạo chân hàng, vận tải hàng hóa, hành khách với cự ly ngắn và trung bình. Ngoài ra vận tải bằng xe ô tô còn đóng vai trò then chốt trong việc trung chuyển cho các ngành vận tải khác, vận tải đa phương thức và hoạt động Logistics.

Tư vấn vận tải đường bộ miễn phí: 0962.989.895

Vận tải đường sắt

Vận tải đường sắt là một trong những hình thức vận tải phổ biến nhất.

Vận tải đường sắt
Vận tải đường sắt

Vận tải đường sắt chủ yếu đảm nhận vận tải hàng hóa, hành khách với cự ly trung bình và dài, khối lượng vận tải lớn, vận tải hành khách giữa các thành phố, khu đô thị và vận tải hành khách công cộng tại các thành phố lớn.

Vận tải đường biển

Việt Nam có hơn 3.260 km bờ biển, có tiềm năng rất lớn, có điều kiện hết sức thuận lợi trong việc phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển, đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động Logistics, với hơn 90% hàng hóa xuất nhập khẩu.

Vận tải đường biển
Vận tải đường biển

Vận tải đường biển chủ yếu đảm nhận vận tải hàng hóa viễn dương, các tuyến ven biển, nhất là vận tải Bắc – Nam, vận tải than xuất, nhập khẩu phục vụ các nhà máy nhiệt điện, vận tải dầu thô phục vụ các nhà máy lọc hoá dầu và đặc biệt là hàng hóa container.

Ngoài ra, vận tải đường biển Việt Nam cũng đang phát triển tuyến vận tải hành khách ven biển và hải đảo.

Vận tải đường thủy nội địa

Việt Nam có bờ biển dài và có đến 2.360 sông, kênh (dài trên 10 km), có tổng chiều dài hơn 42.000 km và hàng nghìn km đường từ bờ biển ra đảo, tạo thành một hệ thồng vận tải thủy nội địa thông thương giữa mọi vùng đất nước, góp phần tích cực vào việc vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Vận tải đường thủy nội địa
Vận tải đường thủy nội địa

Vận tải thuỷ nội địa chủ yếu đảm nhận vận tải hàng rời khối lượng lớn (than, ximăng, phân bón, vật liệu xây dựng,v.v…) với chi phí thấp, hàng siêu trường, siêu trọng, vận tải chuyển tiếp phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Vận tải thủy nội địa còn là một mắt xích lớn trong việc phát triển vận tải đa phương thức, hoạt động Logistics ở Việt Nam.

Vận tải hàng không

Vận tải hàng không chủ yếu đảm nhận vận tải hành khách đường dài, quốc tế và hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Vận tải đường hàng không
Vận tải đường hàng không

Ở Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007) cho phép mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vận tải hàng không, theo hướng thị trường mở, gắn liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới, mở mới các tuyến bay quốc tế tầm trung và tầm xa, tăng tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách quốc tế đi/đến Việt Nam của các hãng hàng không trong nước, giúp hành khách có thể đưa ra lựa chọn thực sự, định hướng phát triển vận tải hàng không trở thành phương thức vận tải an toàn, phổ thông và thuận tiện.

Vận tải đường ống, vận tải cáp treo, vận tải băng truyền

Vận tải đường ống, vận tải băng truyền và vận tải cáp treo là hình thức vận tải đặc biệt.

Vận tải đường ống dùng để vận chuyển hàng hóa chủ yếu là dầu mỏ, hơi đốt và nước sạch,v.v… Trong những năm gần đây, phương thức vận tải này phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số nhược điểm:

  • Tốc độ vận tải dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thấp, khoảng 3-6 km/h;
  • Việc xây dựng đường ống sẽ kém hiệu quả nếu không có khối đường vận tải lớn, thời gian khai thác không lâu dài và không bảo đảm sự hoạt động liên tục của đường ống;
  • Chỉ thích hợp với một số loại hàng hóa.
    Vận tải đường ống
    Vận tải đường ống

    Vận tải băng truyền dùng để vận chuyển hàng hóa chủ yếu là vật liệu xây dựng, quặng, có khối lượng vận tải lớn, quãng đường vận tải ngắn.

    Vận tải cáp treo chủ yếu hiện nay dùng để vận chuyển hành khách, phục vụ du lịch. Thường xây dựng tại các nơi có địa hình khó khăn nhƣ: núi cao, eo biển…

    Kết luận

    Trên đây là những phương thức vận tải đang được sử dụng ở Việt Nam. Tại Hoàng Phát đang cung cấp các giải pháp vận chuyển đường bộ. Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi, bạn sẽ nhận miễn phí những giải pháp tối ưu nhất!